Nội dung
PHƯƠNG PHÁP SẤY CHÂN KHÔNG
Phương pháp sấy chân không được áp dụng để sấy các loại vật liệu có chứa nhiều hàm lượng tinh dầu, hương hoa, dược phẩm, các nông sản thực phẩm có yêu cầu nhiệt độ sấy thấp nhằm giữ nguyên chất lượng và màu sắc, không gây phá hủy, biến tính các chất. Và đặc biệt phương pháp sấy chân không được dùng để sấy các vật liệu khô chậm khó sấy như các loại gỗ quý nhằm mang lại chất lượng sản phẩm sấy cao đáp ứng được các yêu cầu sử dụng trong và ngoài nước, rút ngắn đáng kể thời gian sấy, và đặc biệt có khả năng tiến hành sấy ở nhiệt độ sấy thấp hơn nhiệt độ môi trường. Do đó sản phẩm sấy chân không giữ được hầu như các tính chất ban đầu của vật liệu, sản phẩm bảo quản lâu và ít bị tác động bởi điều kiện bên ngoài.
Một hệ thống sấy chân không thường được cấu tạo từ buồng sấy, thiết bị ngưng tụ và bơm hút chân không.
Nguyên lý của phương pháp sấy chân không đó là phụ thuộc vào áp suất điểm sôi của nước. Nếu làm giảm áp suất trong một thiết bị chân không xuống đến áp suất mà ở đây nước trong vật bắt đầu sôi và bốc hơi sẽ tạo nên một dòng chênh lệch áp suất đáng kể dọc theo bề mặt vật, làm hình thành nên một dòng ẩm chuyển động trong ra bề mặt vật. Điêu này có nghĩa là ở một áp suất nhất định nước sẽ có 1 điểm sôi nhật định, do vậy khi hút chân không sẽ làm cho áp suất trong vật giảm đi và đến lúc nhiệt độ vật đạt đến nhiệt độ sôi của nước ở áp suất đấy. Nước trong vật sẽ hóa hơi, đây là động lực chính tạo điều kiện thúc đẩy quá trình di chuyển ẩm bên trọng vật ra ngoài bề mặt bay hơi của quá trình sấy chân không.
Chú thích:
1: Thiết bị sấy chân không 8: Đồng hồ ro le nhiệt
2: Thiết bị ngưng tụ ẩm 9: Van xả khí
3: Bơm hút chân không 10: Van hút chân không
4: Phin lọc bủi, lọc ẩm 11: đồng hồ đo áp suất
5: Ống xoắn bằng đồng 12: Nhiệt kế thủy ngân
6: Chốt cửa tủ sấy 13: Khóa chân không
7: Khay sấy